An ninh an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống camera giám sát tại doanh nghiệp chế xuất như thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất trong việc bảo đảm an ninh an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống ca-mê-ra giám sát tại doanh nghiệp chế xuất
- Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc bảo đảm an ninh an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống ca-mê-ra giám sát tại doanh nghiệp chế xuất
Trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất trong việc bảo đảm an ninh an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống ca-mê-ra giám sát tại doanh nghiệp chế xuất
Tại Tiết a Tiểu mục 3 Mục I Quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống ca-mê-ra ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-TCHQ năm 2022 có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất trong việc bảo đảm an ninh an toàn và bảo mật thông tin đối với doanh nghiệp chế xuất như sau:
Đối với DNCX: DNCX có trách nhiệm bảo mật hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp và bảo mật đầu giao diện kết nối với cơ quan hải quan; đồng thời đảm bảo hệ thống mạng của doanh nghiệp không là môi trường để hacker lợi dụng tấn công hệ thống thông tin của cơ quan hải quan. DNCX có thể tham khảo áp dụng một số giải pháp bảo mật trên đường truyền như: mã hóa dữ liệu, xác thực đa nhân tố, kết nối qua kênh VPN...để bảo mật thông tin của mình. Khuyến khích các doanh nghiệp xác định cấp độ và triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ cho hệ thống ca-mê-ra giám sát theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/04/2017 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. DNCX có trách nhiệm quản lý thông tin kết nối, tài khoản kết nối đã bàn giao cho cơ quan hải quan không để lộ lọt cho bên thứ ba.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc bảo đảm an ninh an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống ca-mê-ra giám sát tại doanh nghiệp chế xuất
Tại Tiết b Tiểu mục 3 Mục I Quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống ca-mê-ra giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan hải quan theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống ca-mê-ra ban hành kèm theo Quyết định số 247/QĐ-TCHQ năm 2022 có quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc bảo đảm an ninh an toàn và bảo mật thông tin đối với doanh nghiệp chế xuất như sau:
- Cơ quan hải quan có trách nhiệm bảo mật hệ thống thông tin của mình và bảo mật đầu giao diện kết nối với DNCX; đồng thời đảm bảo hệ thống mạng của cơ quan Hải quan không là môi trường để hacker lợi dụng tấn công hệ thống thông tin của DNCX. Cơ quan hải quan, công chức hải quan được phân công có trách nhiệm tiếp nhận thông tin kết nối, tài khoản kết nối do DNCX bàn giao không để lộ lọt cho bên thứ ba.
- Tuân thủ các “Hành vi bị nghiêm cấm” nêu tại Điều 7 - Luật An toàn thông tin mạng và “Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng” nêu tại Điều 8 - Luật An ninh mạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 22 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
- TP. HCM: Doanh nghiệp có sử dụng lao động phải hoàn thành gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trước 05/12/2024?