Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ phận Một cửa thuộc Bộ Nội vụ được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 125/QĐ-BNV năm 2022 nhiệm vụ của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ như sau:
1. Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử, trên Cổng Dịch vụ công của Bộ, Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP .
2. Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, công dân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, công dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
4. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
5. Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đối với công chức Bộ Nội vụ liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, công dân.
6. Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ được xây dựng tập trung, thống nhất, tạo thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ để tiếp nhận, giải quyết, theo dõi, đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Nội vụ.
7. Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định pháp luật để xác thực thông tin cho tổ chức, công dân và phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
8. Văn phòng Bộ Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá từ Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ; tích hợp kết quả đánh giá với hệ thống đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ chỉ đạo, điều hành chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công theo thời gian thực ; công khai kết quả đánh giá nội bộ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.
9. Tại Bộ phận Một cửa bố trí khu vực cung cấp thông tin, thủ tục hành chính; khu vực tiếp nhận và trả kết quả khoa học, hợp lý phù hợp với yêu cầu chuyên môn trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thuận tiện cho tổ chức, công dân khi đến giao dịch theo quy định của Nghị định số 61/NĐ-CP. Khuyến khích việc tích hợp các dịch vụ tiện ích để hỗ trợ, phục vụ nhu cầu của tổ chức, công dân khi đến giao dịch tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ
Căn cứ Điều 6 Quy chế này quyền hạn của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc Bộ Nội vụ như sau:
1. Được đề nghị các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
2. Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân; đôn đốc các đơn vị tham gia Bộ phận Một cửa xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết.
3. Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá công chức do các đơn vị thuộc Bộ cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan.
4. Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, công dân; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
5. Đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin và phần mềm ứng dụng của Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các Hệ thống này.
6. Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?