Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong Chương trình phát triển KTXH vùng DTTT được thực hiện như thế nào?

Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong Chương trình phát triển KTXH vùng DTTT theo quy định mới được thực hiện như nào? Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trong Chương trình phát triển KTXH vùng DTTT theo quy định mới được thực hiện như thế nào?

Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong Chương trình phát triển KTXH vùng DTTT theo quy định mới được thực hiện như nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về hỗ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị như sau:

1. Căn cứ quy hoạch, đánh giá thế mạnh trong phát triển nguồn nguyên liệu, căn cứ khả năng và điều kiện thực tế phát triển sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn để hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do các tổ chức kinh tế và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện theo các nội dung chi như sau:

a) Chi hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết; chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường;

b) Chi tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ;

c) Chi hướng dẫn áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ;

d) Chi hỗ trợ nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Chi hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm:

- Hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, phân tích thành phần định lượng của hàng hóa; chi phí thẩm định, điều kiện hành nghề, kinh doanh;

- Hỗ trợ chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

- Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến;

- Hỗ trợ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; đánh giá và công bố hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế; thực hành nông nghiệp tốt; áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng; hoàn thiện, cải tiến, ứng dụng, đổi mới công nghệ; đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho các sản phẩm hàng hóa đã có tiêu chuẩn quốc gia; đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nước ngoài cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực và xuất khẩu;

e) Chi các hoạt động quảng bá sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối.

2. Mức hỗ trợ tối đa cho 01 dự án/kế hoạch liên kết từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Đối với những địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có.

4. Đối với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thì thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trong Chương trình phát triển KTXH vùng DTTT theo quy định mới được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/05/2022) quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế như sau:

1. Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án

a) Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Dự toán kinh phí thực hiện dự án xây dựng trên cơ sở các nội dung, mức chi quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 3 Điều này;

b) Đối với dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Căn cứ nội dung, đơn giá hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa quy định hoặc không quy định do không thuộc danh mục thẩm định giá, cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ xây dựng dự án lập dự toán căn cứ mặt bằng giá ở địa phương tại thời điểm lập dự toán.

2. Mức hỗ trợ tối đa đối với 01 dự án từ nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Phương thức hỗ trợ

a) Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quyết định hoặc ủy quyền quyết định phê duyệt dự án (đối với dự án do các Bộ, cơ quan Trung ương trực tiếp thực hiện), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan theo phân cấp của địa phương quyết định phê duyệt dự án (đối với dự án của địa phương) với các nội dung: tên dự án, loại dự án, thời gian triển khai, địa bàn thực hiện, số hộ tham gia, các hoạt động của dự án; cơ chế quay vòng để luân chuyển trong cộng đồng (nếu có), dự toán kinh phí thực hiện dự án, nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia dự án (nếu có), dự kiến hiệu quả của dự án, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp và các nội dung cần thiết khác;

b) Việc quay vòng một phần vốn ngân sách nhà nước đã hỗ trợ (dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật) để luân chuyển trên địa bàn thực hiện dự án (nếu có) phải đảm bảo phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng hộ tại địa phương, Trường hợp trong quá trình triển khai dự án phải tạm dừng, hủy bỏ hoặc triển khai không có hiệu quả do các nguyên nhân khách quan (như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác) dẫn đến không có kết quả đầu ra theo kế hoạch, người có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét, quyết định việc thu hẹp phạm vi hoặc tạm dừng dự án và tạm dừng quay vòng, thu hồi kinh phí theo thẩm quyền;

c) Chi xây dựng và quản lý dự án: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 4 Điều này;

d) Chi hỗ trợ các hoạt động chuyên môn theo tính chất từng dự án: Nội dung và mức hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều này;

đ) Chi tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người tham gia dự án: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 6 Điều này;

e) Chi hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả:

- Chi chế độ công tác phí cho cán bộ theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;

- Chi hỗ trợ cho cán bộ (ngoài tiền công tác phí): Tối đa 50.000 đồng/người/buổi thực địa;

g) Chi tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao:

- Chi công tác phí cho cán bộ, thuê xe, tiền ăn, tiền thuê phòng ngủ (nếu có): Mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;

- Chi thù lao cho báo cáo viên: Mức chi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC.

4. Nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án

a) Chi xây dựng và quản lý dự án: Mức tối đa 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án (không bao gồm các khoản tài trợ bằng hiện vật và các khoản tài trợ có địa chỉ, mục đích cụ thể hoặc các khoản tài trợ mà nhà tài trợ không đồng ý trích chi phí quản lý);

b) Nội dung và mức chi cụ thể

- Chi nghiên cứu, lập dự án và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; xây dựng dự án nhân rộng và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án đã được thử nghiệm thành công: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN;

- Chi khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án, lựa chọn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ khác có nhu cầu và điều kiện để tham gia dự án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ;

- Chi triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;

- Chi các nội dung khác về quản lý dự án (nếu có) theo thực tế phát sinh.

5. Nội dung hỗ trợ chuyên môn của dự án

a) Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ; các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất: Nội dung hỗ trợ theo Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ; hướng dẫn của cơ quan chủ trì nội dung thành phần (nếu có);

b) Hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm: Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án có liên quan. Mức hỗ trợ thực hiện theo các quy định hiện hành về dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm.

6. Chi tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người tham gia dự án: Nội dung, mức chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

7. Chứng từ quyết toán các dự án

a) Quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, trong đó quy định cụ thể cơ chế thu hồi, quay vòng vốn phù hợp với từng loại dự án (nếu có);

b) Quyết định giao dự toán kinh phí thực hiện dự án; hợp đồng, chứng từ chi tiêu theo các quy định hiện hành; giấy biên nhận mua bán đối với các trường hợp mua bán theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

8. Quản lý và quyết toán đối với nguồn vốn quay vòng (hiện vật hoặc tiền mặt) của các dự án có quay vòng một phần kinh phí hỗ trợ

a) Về quyết toán kinh phí thực hiện dự án: Căn cứ dự án, mức hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, đơn vị được giao dự toán kinh phí thực hiện dự án quyết toán chi ngân sách nhà nước theo số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật ngân sách nhà nước;

b) Quản lý số kinh phí quay vòng:

Địa phương quy định cụ thể trong Quyết định phê duyệt dự án cơ chế quản lý số thu hồi để sử dụng quay vòng theo hướng:

- Đối với trường hợp quay vòng bằng tiền mặt thì nguồn vốn quay vòng được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ mở tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để sử dụng quay vòng cho các hộ theo mục tiêu của dự án;

- Đối với trường hợp quay vòng bằng hiện vật thì thực hiện luân chuyển, quay vòng hiện vật để hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia dự án. Trường hợp không còn nhu cầu sử dụng hiện vật quay vòng thì cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ quyết định bán thu tiền nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị để sử dụng quay vòng cho các hộ theo mục tiêu của dự án;

- Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ mở sổ theo dõi riêng các khoản quay vòng, luân chuyển;

Trường hợp dự án kết thúc, không thực hiện quay vòng, luân chuyển hoặc tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất thì cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước số kinh phí còn lại thực thu hồi được từ dự án.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
381 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào