Thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn bị phạt như nào?
Thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn các chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên giả mạo hoặc đã bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên đối với hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.
Như vậy, đối với thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm.
Trong trường hợp của ông A là lái tàu không có chứng chỉ chuyên môn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định trên.
Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu biển như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí cần thiết hoặc có bảng phân công nhiệm vụ nhưng không phù hợp với thuyền bộ của tàu hoặc bảng quy định đã bị hư hỏng;
b) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang thiết bị cứu sinh không bảo đảm chất lượng hoặc không bảo đảm sẵn sàng hoạt động được ngay;
b) Bố trí trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định;
c) Các trang thiết bị cứu sinh đã hết hạn sử dụng.
3. Đối với hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị cứu sinh trên tàu theo quy định; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Đối với hành vi chở hàng quá quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng tải cho phép.
5. Đối với hành vi chở hàng quá quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng tải cho phép.
6. Đối với hành vi chở hàng quá quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 01% đến dưới 05% so với trọng tải cho phép;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 05% đến dưới 10% so với trọng tải cho phép;
d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt trên từ 10% trở lên so với trọng tải cho phép.
7. Đối với hành vi chở khách quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 5 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 6 đến 10 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 10 người so với số lượng cho phép.
8. Đối với hành vi chở khách vượt quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 10 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 11 người đến 20 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 20 người so với số lượng cho phép.
9. Đối với hành vi chở khách vượt quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 20 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 21 người đến 30 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 30 người so với số lượng cho phép.
10. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d Khoản 5; Điểm b, c, d Khoản 6; Điểm b và c Khoản 7; Khoản 8 và Khoản 9 Điều này.
Như vậy, thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?