Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển của Việt Nam để hoạt động du lịch bị xử phạt như nào?
Tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển của Việt Nam để hoạt động du lịch bị xử phạt như thế nào?
Tàu du lịch của Campuchia đi vào vùng biển Kiên Giang của Việt Nam để hoạt động du lịch có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hoạt động du lịch như sau:
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hoạt động du lịch.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển của Việt Nam để hoạt động du lịch sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp trên, tàu thuyền du lịch của Campuchia đi vào vùng biển Kiên Giang của Việt Nam để hoạt động du lịch sẽ bị phạt từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, buộc rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tàu thuyền nước ngoài không thu cất lưới hoặc các dụng cụ đánh bắt khác vào trong khoang bị xử phạt như nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thu cất lưới và trạng thái bảo quản máy thăm dò cá khi hoạt động trong lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của tàu thuyền nước ngoài như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu cất lưới hoặc các dụng cụ đánh bắt khác vào trong khoang;
b) Không đưa về trạng thái bảo quản tất cả các loại máy thăm dò, phát hiện, dụ dẫn cá.
2. Hình thức xử phạt bổ sung; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người và tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, đối với hành vi tàu thuyền nước ngoài không thu cất lưới hoặc các dụng cụ đánh bắt khác vào trong khoang khi hoạt động trong vùng lãnh hải Việt Nam sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?