Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam?
1. Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) bằng văn bản, điện thoại hoặc thư điện tử có địa chỉ report38@mic.gov.vn trong thời gian 03 (ba) giờ kể từ khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực thi các quy định tại Điều 5 Thông tư này theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 03 (ba) giờ kể từ khi nhận được yêu cầu;
b) Thực hiện việc báo cáo lượng truy cập của người sử dụng tại Việt Nam tới các trang thông tin điện tử cung cấp thông tin công cộng qua biên giới theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
3. Doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) về việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam theo định kỳ 06 tháng một lần vào ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
a) Nội dung thông báo gồm: Tên doanh nghiệp cho thuê chỗ, địa chỉ và điểm đặt thiết bị, pháp nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ, thời hạn thuê, số lượng thiết bị, dung lượng kết nối internet;
b) Thông báo được gửi bằng một trong các hình thức: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi thư điện tử tại địa chỉ report38@mic.gov.vn;
c) Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam phải thực hiện thông báo bổ sung trong trường hợp có thay đổi thông tin đã thông báo theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng cung cấp thông tin công cộng qua biên giới tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng tại Việt Nam như sau:
Người sử dụng tại Việt Nam khi phát hiện thông tin do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Thông báo thông tin vi phạm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Thông báo vi phạm cho Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau đây: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc qua thư điện tử tại địa chỉ report38@mic.gov.vn.
3. Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam nếu thông tin vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?