Trích dẫn hợp lý tác phẩm trong luật sở hữu trí tuệ được hiểu thế nào?

Trích dẫn hợp lý tác phẩm trong luật sở hữu trí tuệđược hiểu như thế nào?  Trong luật sở hữu trí tuệ thì tổ chức hành nghề luật sư có được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp? Liên quan đến luật sở hữu trí tuệ thì Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ khi nào?

Trích dẫn hợp lý tác phẩm trong luật sở hữu trí tuệ được hiểu như thế nào? 

Luật sở hữu trí tuệ cho phép được trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình. Vậy hiểu thế nào cho đúng về trích dẫn hợp lý tác phẩm?

Trả lời: Khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.

Và theo Điều 23 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình.

- Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.

Như vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ nước ta hiện hành không đưa ra định nghĩa như thế nào là trích dẫn hợp lý tác phẩm.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn trên thì việc trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Trong luật sở hữu trí tuệ thì Tổ chức hành nghề luật sư có được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp?

Nhờ tư vấn các điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp? Các tổ chức hành nghề luật sư có được kinh doanh dịch vụ này hay không?

Trả lời: Khoản 17 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định:

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

2. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 155 của Luật này.

Như vậy, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam) sẽ được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Trong luật sở hữu trí tuệ thì bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ khi nào?

Cho tôi hỏi theo quy định thì kể từ thời điểm nào bên nhận chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng?

Trả lời: Khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định:

Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.

Như vậy, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định.

Trân trọng!

Trích dẫn hợp lý tác phẩm
Hỏi đáp mới nhất về Trích dẫn hợp lý tác phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Hiểu thế nào cho đúng về trích dẫn hợp lý tác phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Trích dẫn hợp lý tác phẩm trong luật sở hữu trí tuệ được hiểu thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trích dẫn hợp lý tác phẩm
576 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trích dẫn hợp lý tác phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trích dẫn hợp lý tác phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào