Thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên quy định thế nào? Những loại tàu biển nào phải được đăng ký?
Thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên?
Anh trai tôi vừa qua có xin đi cha mẹ tôi đi làm, anh có ký hợp đồng với bên thuê người theo tàu ra biển, tại đây người ta gọi là thuyền viên, cha mẹ tôi khá lo lắng cho anh, do đó mà tôi muốn biết pháp luật quy định như thế nào về thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên? Mong ban biên tập hỗ trợ.
Trả lời: Tại Điều 63 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên như sau:
- Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
- Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
- Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu.
- Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác theo quy định.
=> Nên gia đình bạn có thể an tâm khi ký hợp đồng lao động thì thời gian nghỉ ngơi của thuyền viên được quy định cụ thể nhé.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng
Theo quy định hiện hành thì xin hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng?
Trả lời: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng được quy định tại Điều 88 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
1. Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
2. Xây dựng và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
3. Đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển được phê duyệt. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
4. Đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư khu hậu cần sau cảng tại vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
5. Ban hành các quy chế quản lý các hoạt động trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
6. Tổ chức quản lý việc đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hậu cần sau cảng.
7. Tổ chức đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cầu cảng, bến cảng biển.
8. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà khai thác tại cảng biển, khu đất hậu cần sau cảng.
9. Kiểm soát, cung cấp trang thiết bị và bảo đảm an toàn trong các hoạt động của cảng và đi lại của tàu thuyền trong khu vực quản lý.
10. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, logistics và các dịch vụ liên quan khác trong khu vực vùng đất, vùng nước được giao.
11. Bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa kết cấu hạ tầng cảng biển trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
12. Quyết định mức thu phí dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung phí dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Quyết định mức giá dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung giá dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
13. Nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chính phủ giao.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
Những loại tàu biển nào phải được đăng ký?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Những loại tàu biển nào phải được đăng ký? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định của pháp luật thì: Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về những loại tàu biển phải đăng ký thì tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định bao gồm:
+ Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
+ Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
+ Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Trên đây là nội dung giải đáp về những loại tàu biển phải đăng ký.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?