Trường hợp Tàu đang thế chấp dân sự nhưng có khiếu nại thì có bị cầm giữ hàng hải hay không?
Trường hợp Tàu đang thế chấp dân sự nhưng có khiếu nại thì có bị cầm giữ hàng hải không?
Cho mình hỏi là khi một con tàu đã bị thế chấp, nhưng có 1 khiếu nại về trọng tải phí và phí đảm bảo hàng hải. Con tàu này có thể bị cầm giữ hàng hải vì khiếu nại này không? Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo Khoản 4 Điều 40 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định:
Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.
Như vậy, cho dù tàu biển đã được thế chấp cho người khác theo hợp đồng dân sự nhưng lên có khiếu nại về tàu biển thì người khiếu nại này có quyền cầm giữ hàng hải đối với tà biển này theo quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra hàng hải Việt Nam?
Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến pháp luật về hàng hải, mong ban biên tập tư vấn cho tôi, tôi muốn hỏi thanh tra hàng hải thì họ có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thi hành công vụ?
Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Bộ luật hàng hải 2015 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra hàng hải cụ thể như sau:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải, các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động hàng hải;
- Tạm giữ tàu biển;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Hợp đồng cứu hộ hàng hải có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Hợp đồng cứu hộ hàng hải có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cứu hộ hàng hải được hiểu là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải.
Theo đó, hợp đồng cứu hộ hàng hải là hợp đồng được giao kết giữa người cứu hộ và người được cứu hộ về việc thực hiện cứu hộ. Thuyền trưởng của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tàu giao kết hợp đồng cứu hộ. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tài sản chở trên tàu giao kết hợp đồng cứu hộ tài sản đó.
Về hình thức của hợp đồng cứu hộ hàng hải thì tại Khoản 3 Điều 264 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định như sau:
Hợp đồng cứu hộ hàng hải được giao kết bằng hình thức do các bên thỏa thuận.
=> Như vậy, theo quy định này thì hợp đồng cứu hộ hàng hải có thể được lập bằng bất cứ hình thức nào do các bên thỏa thuận mà không nhất thiết phải lập thành văn bản bạn nhé.
Lưu ý:
Các bên tham gia hợp đồng cứu hộ hàng hải có quyền yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi những thỏa thuận không hợp lý trong hợp đồng, nếu các thỏa thuận này được giao kết trong tình trạng nguy cấp và bị tác động bởi tình trạng đó hoặc chứng minh được là bị lừa dối, lợi dụng khi giao kết hoặc khi tiền công cứu hộ quá thấp hoặc quá cao so với thực tế được cung cấp.
Trên đây là nội dung giải đáp về hình thức của hợp đồng cứu hộ hàng hải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?