Con cháu hai bên thông gia có được kết hôn với nhau? Cha, mẹ nuôi có được kết hôn với người đã từng làm con nuôi không?
Con cháu hai bên thông gia có được kết hôn với nhau?
Chuyện là gia đình bên nhà em và bên chồng cũng ở gần nhau, em có con em con chú muốn kết hôn với thằng em chồng thì có được không?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định Cấm các hành vi sau đây:
...
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Trường hợp của bạn, con cháu hai bên thông gia không có chung huyết thống, không trong phạm vi ba đời nên nếu đáp ứng các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì vẫn được phép.
Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau hay không?
Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau hay không? Có văn bản pháp luật nào nói về vấn đề này không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Về vấn đề này thì hiện nay, pháp luật nước ta không có quy định cụ thể. Chính vì vậy, để con nuôi và con đẻ được quyền kết hôn thì họ phải đáp ứng được các quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này như sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Trên đây là nội dung trả lời về việc kết hôn giữa con nuôi và con đẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Cha, mẹ nuôi có được kết hôn với người đã từng làm con nuôi không?
Trước đây tôi có làm con nuôi của một cặp vợ chồng, nhưng giờ thì tôi không còn là con nuôi của họ nữa. Hiện tại vợ (mẹ nuôi trước đây) của người đó (ba nuôi trước đây của tôi) đã mất rồi. Nhưng hoàn cảnh tréo ngoe tôi và người ấy hiện đang yêu nhau và muốn đi đến hôn nhân. Không biết có được hay không? Mong các bạn hướng dẫn giúp.
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây: (Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, căn cứ các quy định trên đây thì pháp luật nghiêm cấm thực hiện việc kết hôn giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Đối chiếu với trường hợp mà bạn cung cấp thì bạn và người đó đã từng có quan hệ cha nuôi và con nuôi. Do đó, theo quy định về hôn nhân và gia đình hiện hành thì bạn và người ấy không thể kết hôn với nhau.
Trường hợp bạn và người ấy vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật
Theo đó, theo quy định tại Điều 48 được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?