Thành viên hợp danh có quyền tự do rút phần vốn góp trong công ty hợp danh đúng không?
Thành viên hợp danh có quyền tự do rút phần vốn góp trong công ty hợp danh?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như sau:
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Như vậy, thành viên hợp danh không có quyền tự do rút vốn khỏi không ty hợp danh. Trong trường hợp thành viên hợp danh muốn rút phần vốn góp thì phải được Hội đồng thành viên chấp thuận và phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn, chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Thành viên hợp danh mới có phải cùng liên đới chịu trách nhiệm tài sản bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty hợp danh?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tiếp nhận thành viên mới như sau:
Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
Như vậy, thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm tài sản bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trong trường hợp có thỏa thuận khác về vấn đề liên đới chịu trách nhiệm tài sản, thành viên hợp danh mới có thể không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Trân trọng!
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?