Quy định pháp luật về hợp đồng công chứng đối với người không biết chữ?
Quy định về hợp đồng công chứng đối với người không biết chữ?
Căn cứ Khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014 về Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch của như sau:
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Như vậy đối với trường hợp người không biết chữ lập hợp đồng công chứng, thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Việc ký tên điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng 2014 quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Như vậy, người yêu cầu công chứng là người không biết chữ, không thể thực hiện việc ký tên khi công chứng, chứng thực thì có thể thay bằng việc điểm chỉ vào văn bản công chứng, cụ thể:
- Việc điểm chỉ được thay thế việc ký khi người yêu cầu công chứng không biết ký.
- Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
- Người yêu cầu công chứng phải điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Đối với trường hợp của bạn, vì bác A già không biết chữ nếu như muốn thỏa thuận tặng cho về mảnh đất và để có hiệu lực trên pháp luật thì hợp đồng cần phải có công chứng chứng thực, nếu bác của bạn không biết ký thì có thể yêu cầu thay để bằng điểm chỉ. Nếu bác của bạn là người không điểm chỉ được, không đọc được, không nghe được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì có thể thực hiện việc công chứng với sự có mặt của người làm chứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?