Xe dùng để vận chuyển lâm sản trái phép có bị tịch thu hay không?
Xe vận chuyển lâm sản trái phép có bị tịch thu không?
Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật được quy định tại Điều 22 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP.
Theo đó ngoài hình thức xử phạt chính đó là phạt tiền tương ứng với từng trường hợp vi phạm cụ thể, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
Sử dụng xe sản xuất, lắp ráp trái quy định; xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định; xe đeo biển số giả.
Sử dụng xe tự ý cải tạo thành hai ngăn, hai đáy, hai mui trở lên; xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
Vận chuyển gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 25.000.000 đồng trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc loài thông thường trị giá 25.000.000 trở lên; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 15.000.000 đồng trở lên; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; ngà voi, sừng tê giác.
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 02 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc trị giá của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 05 m3 trở lên hoặc tổng trị giá các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật trị giá 25.000.000 đồng trở lên.
...
Như vậy, tịch thu phương tiện cũng là một trong những hình thức xử phạt bổ sung khi có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Nếu có hành vi vi phạm thuộc những trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện thì xe vận chuyển lâm sản trái phép sẽ bị tịch thu theo quy định pháp luật.
Những biện pháp khắc phục hậu quả nào có thể được áp dụng khi có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật?
Điểm đ Khoản 13 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi Khoản 21 Điều 22 Nghị định 35 có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khi có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b của các khoản 1, khoản 1a; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Cận 3 độ có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 hay không?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày truyền thống của Cựu chiến binh mới nhất 2024?
- Mẫu Báo cáo tổng kết chi đoàn mới nhất 2024?