Người có hai quốc tịch thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Gia đình 02 đời là công an có được miện nghĩa vụ quân sự không?
Người có hai quốc tịch thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Người có hai quốc tịch thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Cho tôi hỏi, hiện tại ngoài quốc tịch Việt Nam tôi còn có quốc tịch Mỹ. Vậy theo quy định tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không ạ?
Trả lời:
Căn cứ Điều 5 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quan hệ giữa Nhà nước và công dân như sau:
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 cũng quy định:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Như vậy, khi bạn mang hai quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam, thì bạn là công dân Việt Nam. Cho nên, theo quy định pháp luật bạn phải tham gia nghĩa vụ quân sự trừ trường hợp được miễn, không phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.
Gia đình 02 đời là công an có được miện nghĩa vụ quân sự không?
Gia đình 02 đời là công an có được miện nghĩa vụ quân sự không? Dạ, em muốn hỏi là ông nội em và ba em trước là công an, ông em đã mất và ba em hiện đã về hưu. Như vậy, thì trường hợp của em có được miện nghĩa vụ quân sự không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì không có đặt ra trường hợp gia đình có 02 đời làm công an như bạn đề cập sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó, trường hợp này bạn vẫn phải có nghĩa vụ tham gia khi có lệnh gọi.
Học nghề tại trường hướng nghiệp có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Học nghề tại trường hướng nghiệp có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Cho hỏi, năm nay em 18 tuổi vừa tốt nghiệp phổ thông và hiện em đang theo học nghề tại trường hướng nghiệp Á Âu. Tháng này em được lệnh đi khám Nghĩa vụ quân sự và em xin giấy xác nhận hoãn nghĩa vụ ở trường của em đang học và nộp cho UBND xã để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, nhưng xã lại không chấp nhận giấy xác nhận của em. Trong trường hợp này em phải làm gì, UBND xã làm vậy có đúng không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi, xin cảm ơn.
Trả lời:
Căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Tạm hoãn nhập ngũ đối với những công dân sau dây:
+ Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Như vậy, trong trường hợp này bạn vừa tốt nghiệp phổ thông và đang học nghề tại trường hướng nghiệp Á Âu, nên không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Do đó, việc UBND xã không chấp nhận giấy xác nhận của trường bạn là đúng với quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?