NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước thì có thể yêu cầu giải quyết, khởi kiện ở đâu?

NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước thì có thể yêu cầu giải quyết, khởi kiện ở đâu? Người chưa thành niên có thể tự đi khởi kiện không? Vụ án dân sự đã có quyết định đình chỉ giải quyết thì có được quyền khởi kiện lại không?

NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước thì có thể yêu cầu giải quyết, khởi kiện ở đâu?

Cho hỏi, tôi bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước, trường hợp này muốn khiếu nại thì có thể khiếu nại ở đâu, trường hợp kiện thì kiện ở tòa án nào? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Điều 187 Bộ luật lao động 2019 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án nhân dân.

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật này thì tranh chấp lao động cá nhân trong trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần phải qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Các bên có thể trực tiếp khỏi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động để giải quyết.

- Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ:

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 và điểm a Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về lao động.

- Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:

Căn cứ, Điểm g Khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:

Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.

Đồng thời, tại Điều 131 Bộ luật lao động 2019 quy định khiếu nại chỉ áp dụng với đối với trường hợp người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền. Do đó, trong trường hợp của bạn không thực hiện khiếu nại được.

Cho nên, trong trường hợp này, căn cứ vào quy định trên bạn có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoặc tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thực hiện hợp đồng lao động để yêu cầu giải quyết.

Người chưa thành niên có thể tự đi khởi kiện không?

Mong được giải đáp câu hỏi sau: Người chưa thành niên có thể tự đi khởi kiện không? Tôi năm nay 15 tuổi, vì bán hàng online trên mạng nên tôi có 01 số tiền nhỏ. Vy là chị của bạn tôi do quen biết chị Vy hỏi mượn tôi số tiền là 10.000.000 đồng. Tuy nhiên sau 01 năm không trả tôi đã tìm đến nhà Vy nhiều lần thì được nói là muốn gì thì kiện đi Vy không trả tiền, liệu tôi có thể tự đi kiện không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự như sau:

- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

 ...


-
 Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

- Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

...

Bên cạnh đó tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện như sau:

Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp, người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

Như vậy theo quy định hiện hành thì người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn không thể tự mình làm đơn khởi kiện được mà phải nhờ đến cha mẹ, người đại diện hợp pháp của bạn nếu không bạn sẽ bị Thẩm phán trả lại đơn.

Vụ án dân sự đã có quyết định đình chỉ giải quyết thì có được quyền khởi kiện lại không?

Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi vụ án dân sự đã có quyết định đình chỉ giải quyết thì có được quyền khởi kiện lại không? Mong sớm nhận hồi đáp.

Trả lời:

Tại Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định:

- Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

- Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, nếu vụ án dân sự đã có quyết định đình chỉ giải quyết thì đương sự chỉ được quyền khởi kiện lại khi việc khởi kiện đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 218 của Bộ luật.

Trân trọng.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi thường nửa tháng tiền lương khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ ngang sau dịp lễ Giỗ Tổ có đúng quy định? Những trường hợp nào khi nghỉ việc mà không cần báo trước?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải bồi thường 02 tháng lương khi công ty chấm dứt hợp đồng do COVID 19 mà không báo trước không?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động nghỉ việc trái luật
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động tự ý bỏ việc là đơn phương chấm dứt trái pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt hợp đồng do dịch bệnh mà không báo trước có bắt buộc nhận NLĐ trở lại làm việc?
Hỏi đáp pháp luật
NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Hỏi đáp pháp luật
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vì lý do có thai là trái quy định của pháp luật
Hỏi đáp pháp luật
Bị kỷ luật và chấm dứt HĐLĐ không hợp lệ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
499 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào