Lấy lại đất đứng tên người khác? Trẻ em dưới 06 tuổi có được đứng tên sổ đỏ?
Lấy lại đất đứng tên người khác
Luật sư cho em xin hỏi một vấn đề như sau: Trước kia Ba em có đứng tên trong 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đó vì chú em cần vay vốn làm ăn nhưng do chú không có sổ đỏ nên ba em đã sang tên sổ đỏ cho chú em đứng tên. (lý do cụ thể là tại thời điểm đó do ba em làm ở quỹ tín dụng vì lý do tính chất công vệc nên ba em không trực tiếp đứng tên vay cũng như làm giấy ủy quyền cho chú em đứng vay được). Sau này chú em do đau bệnh chết. Trước khi chú em chết thì có ở với một người con gái và sinh được hai người con (giữa 02 người không có đăng ký kết hôn). Do sổ đỏ đứng tên chú em nên giờ ba em muốn làm lại sổ đỏ và được tất cả các anh, chị, em ruột của ba đồng ý ký vào biên bản nhưng khi lên phòng tư pháp xã họ không đồng ý vì lý do là chú em đã có hai người con. Như em được biết lô đất này là gốc gác từ xưa nay ông bà để lại (đất từ đường) và có nguồn gốc trước khi chú e có con. Như vậy Luật sư cho em hỏi trường hợp này ba em có làm lại được sổ đỏ hay không? Nếu xét nguồn gốc hình thành lô đất và những người được quyền thừa kế thì 02 người con của chú em có được một phần tài sản hay không? Em chân thành cảm ơn Luật sư. Mong sớm nhận được hồi âm từ Luật sư!
Trả lời:
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
...
Theo bạn trình bày thì sổ đỏ đứng tên người chú thì người chú là người được nhà nước công nhận có quyền sử dụng thửa đất. Khi người chú này mất thì thửa đất đó trở thành di sản, nếu không có di chúc thì được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của chú gồm hai người con.
Trong trường hợp này ý kiến đồng ý của anh, chị, em ruột của ba bạn không có giá trị vì họ không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gì tới thửa đất. Ba bạn sẽ làm được sổ đỏ đứng tên thửa đất nếu được sự đồng ý của 2 người con của chú. Hoặc trường hợp khác ba bạn cũng sẽ làm được sổ đỏ thửa đất nếu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất và có Bản án có hiệu lực tuyên thửa đất đó là của Ba bạn.
Trẻ em dưới 06 tuổi có được đứng tên sổ đỏ?
Chào Ban tư vấn, vì tôi không có con, có đứa cháu sống cùng tôi từ khi nó mới sinh ra, do ba mẹ nó thường xuyên đi làm xa nên có gửi lại cho tôi trông giữ, tuy nhiên nay nó mới 05 tuổi, thế cho tôi hỏi nó có được đứng tên trong sổ đỏ không? Ban tư vấn sớm phản hồi giúp.
Trả lời:
CCPL: Bộ luật dân sự 2015; Luật đất đai 2013
Dựa theo quy định tại Điều 16, 17 Bộ luật Dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau, có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Người đó sẽ có quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Tại Khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
=> Như vậy, theo như quy định hiện chưa có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phân biệt cá nhân là người thành niên, người chưa thành niên mà chỉ quy định cá nhân nói chung đều được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất thế nên việc đứng tên trên sổ đỏ không hạn chế về độ tuổi.
Tuy nhiên nên lưu ý: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Đồng nghĩa, khi làm thủ tục nhận tặng cho phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và trong Giấy chứng nhận phải có tên của người đại diện và sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Bố mẹ được phép bán đất đứng tên con khi con 16 tuổi không?
Cho tôi hỏi, con tôi nhận được thừa kế từ ông bà 01 mảnh đất và đứng tên con tôi, hiện tại vợ tôi bị bệnh không có tiền chạy chữa. Và tôi muốn bán mảnh đất đó mà con tôi đứng tên để chạy chữa cho mẹ con tôi có được không? Con tôi mới 16 tuổi.
Trả lời:
Theo Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc xác lập định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên như sau:
"Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Như vậy, con bạn 16 tuổi nên bạn không được bán QSDĐ đứng tên con bạn. Trong trường hợp này con bạn sẽ là bên bán trong hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và bạn chỉ là người đồng ý cho phép thực hiện giao dịch.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?