Khi đang làm thủ tục ly hôn, chồng chung sống như vợ chồng với người khác có bị phạt không?
Chồng chung sống như vợ chồng với người khác khi đang làm thủ tục ly hôn có bị phạt không?
Vợ chồng tôi đã nộp đơn ly hôn ra Tòa án, hiện đang chờ giải quyết các thủ tục ly hôn. Tuy nhiên trong thời gian đang làm thủ tục ly hôn thì chồng chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác. Vậy, có bị xử phạt gì không?
Trả lời: Theo điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Theo khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp của chị, hiện tại vợ chồng chị đang làm thủ tục ly hôn, chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân nên vẫn được xác định là vợ chồng của nhau.
Do đó, khi đang làm thủ tục ly hôn mà chồng chung sống như vợ chồng với người khác thì sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP nêu trên.
Khi đang làm thủ tục ly hôn, chồng chung sống như vợ chồng với người khác có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Ở rể 2 năm khi ly hôn có được chia tài sản nhà vợ không?
Nếu ở rể cưới được 2 năm, đã có 1 con thì khi ly hôn có được chia tài sản nhà vợ không?
Trả lời: Căn cứ theo Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình như sau:
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.
Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo quy định nêu trên, anh ở rể (ở chung với nhà vợ) thì khi ly hôn sẽ không được chia tài sản nhà vợ. Vợ chồng anh phải xác định tài sản chung của vợ chồng trong khối tài sản chung của nhà vợ để tiến hành chia.
Theo đó:
- Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.
Việc chia tài sản sẽ do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài sản, việc chia tài sản sẽ đảm bảo theo các nguyên tắc chia đôi, chia tính đến công sức đóng góp, lỗi của các bên,...Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Vợ vi phạm quy định Luật Hôn nhân và gia đình có được quyền nuôi con khi ly hôn không?
Vợ đang vi phạm khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình thì không được quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn có đúng không?
Trả lời: Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con khi ly hôn được xác định như sau:
- Nếu 2 vợ chồng thỏa thuận được với nhau và thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi của con thì thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
- Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con:
+ Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
+ Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi phải xem xét điều kiện mọi mặt của cha mẹ, nếu ai có điều kiện thuận lợi hơn thì giao con cho người đó nuôi.
Theo thông tin anh cung cấp, trường hợp của anh con trên 7 tuổi: Trường hợp này Tòa án vẫn sẽ xem xét điều kiện của cha mẹ và xem xét cả nguyện vọng, mong muốn của con xem con muốn ở cùng với ai.
Việc người mẹ có hành vi vi phạm các điều cấm tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng là 1 yếu tố để xem xét người mẹ có đảm bảo các điều kiện để nuôi con hay không?
Tuy nhiên, việc xem xét điều kiện này là toàn diện các mặt từ điều kiện kinh tế, nơi ăn chốn ở, thời gian chăm sóc con, cách giáo dục con,... của 2 bên cha mẹ.
Do đó việc người mẹ có hành vi vi phạm như trên chưa đủ cơ sở để kết luận họ có được quyền nuôi con hay không.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?