Tài liệu lưu trữ điện tử, tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào về tài nguyên và môi trường
Tài liệu lưu trữ điện tử về tài nguyên và môi trường
Căn cứ Điều 20 quy định về kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường Thông tư 03/2022/TT-BTNMT (có hiệu lực từ 15/04/2022) có quy định về tài liệu lưu trữ điện tử về tài nguyên và môi trường như sau:
1. Tài liệu lưu trữ điện tử về tài nguyên và môi trường bao gồm:
a) Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành từ việc số hóa thông tin, tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác.
2. Tài liệu lưu trữ điện tử về tài nguyên và môi trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào theo quy định tại Điều 21 Thông tư này; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập; được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kỹ thuật công nghệ thông tin trong Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tài nguyên và môi trường.
Tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào về tài nguyên và môi trường
Căn cứ Điều 21 quy định này tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào về tài nguyên và môi trường như sau:
1. Tài liệu lưu trữ điện tử được số hóa từ tài liệu lưu trữ nền giấy: Định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên; ảnh màu; độ phân giải tối thiểu: 200 dpi; tỷ lệ số hóa: 100%.
2. Tài liệu lưu trữ điện tử được số hóa từ bản đồ dạng giấy: Tài liệu lưu trữ điện tử được số hóa từ bản đồ dạng giấy: Định dạng GeoTIFF hoặc GeoPDF, độ phân giải tối thiểu 400 dpi, tỷ lệ quét 1:1, định vị không gian cho bản đồ số hóa theo hệ tọa độ tương ứng bản đồ giấy.
3. Tài liệu lưu trữ điện tử được số hóa từ phim, ảnh hàng không: Định dạng GeoTIFF, độ phân giải sigma 22 μm, tỷ lệ quét 1:1, định vị không gian cho tờ phim, ảnh hàng không số hóa theo hệ tọa độ tương ứng phim, ảnh hàng không gốc.
4. Tài liệu ảnh: Định dạng JPEG; độ phân giải tối thiểu 200 dpi.
5. Tài liệu phim ảnh (ghi hình): Định dạng MPEG-4, .avi, .wmv; Bit rate tối thiểu 1.500 kbps.
6. Tài liệu âm thanh: Định dạng MP3, .wma; Bit rate tối thiểu 128 kbps.
7. Hồ sơ điện tử được tạo lập từ các hệ thống chuyên ngành đưa vào lưu trữ điện tử bao gồm các tài liệu điện tử hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử và thông tin mô tả hồ sơ theo Mục 2, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Các hồ sơ, tài liệu định dạng khác được đưa vào lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
9. Hồ sơ, tài liệu đưa vào lưu trữ điện tử phải được ký số bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ số hóa: Vị trí ở góc trên, bên phải, trang đầu tài liệu; hình ảnh là dấu của cơ quan, tổ chức, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng Portable Network Graphics (.png) nền trong suốt; thông tin bao gồm tên cơ quan, tổ chức, thời gian ký (ngày, tháng, năm; giờ, phút, giây; múi giờ Việt Nam theo Tiêu chuẩn ISO 8601). Tên file gồm mã hồ sơ và số thứ tự văn bản trong hồ sơ, cách nhau bởi dấu chấm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?