Người lao động cao tuổi quy định như thế nào? Lao động cao tuổi có được rút ngắn thời gian làm việc?
Quy định về sử dụng người lao động cao tuổi?
Chào chuyên viên, hiện em đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Chuyên viên cho em hỏi việc sử dụng người lao động cao tuổi theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mình cảm ơn nhiều!
Trả lời: Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sử dụng người lao động cao tuổi, như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
- Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Người lao động cao tuổi quy định như thế nào?
Mình hiện làm việc tại công ty chuyên về xuất nhập khẩu, công ty tới đây có nhu cầu sử dụng một số lao động cao tuổi, chính vì vậy, mình muốn hỏi: Người lao động cao tuổi được quy định như thế nào từ năm 2021?
Trả lời: Tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động cao tuổi, như sau:
- Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
- Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Lao động cao tuổi có được rút ngắn thời gian làm việc?
Pháp luật lao động có buộc người sử dụng lao động phải rút ngắn thời gian làm việc đối với lao động cao tuổi không?
Cảm ơn!
Trả lời: Tại Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Người lao động cao tuổi như sau:
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Hiện nay, Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ một số ngoại lệ.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động cao tuổi sẽ được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Đây là một trong những quyền lợi của họ. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể là lao động cao tuổi sẽ được rút ngắn thời giờ làm việc bao nhiêu? Do đó, vấn đề này sẽ do hai bên thỏa thuận cũng như quy chế thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021 khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thì nội dung này không còn mang tính bắt buộc mà sẽ do hai bên thỏa thuận, cụ thể:
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (Khoản 2 Điều 148).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?