Thủ tục công chứng di chúc, Có được công chứng di chúc tại nhà không?
Thủ tục công chứng di chúc, Có được công chứng di chúc tại nhà không?
Thủ tục công chứng di chúc
Tôi và vợ thấy sức khỏe yếu dần, nên muốn lập di chúc để trách khi chúng tôi mất các con tranh chấp mất đoàn kết. Vậy cho hỏi thủ tục công chứng di chúc như thế nào?
Trả lời:
*Căn cứ pháp lý:
- Điều 43, 56 Luật công chứng 2014;
- Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.
Thủ tục công chứng di chúc, Có được công chứng di chúc tại nhà không? (Hình từ Internet)
*Người yêu cầu công chứng:
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
*Hồ sơ công chứng di chúc:
- Phiếu yêu cầu công chứng (Văn phòng công chứng có sẵn mẫu);
- Di chúc;
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của của người cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong di chúc (GCNQSDĐ; giấy tờ xe; ...).
*Phương thức yêu cầu công chứng:
=> Người yêu cầu công chứng di chúc có thể đến trực tiếp tại văn phòng công chứng hoặc yêu cầu công chứng viên đến tại nơi cư trú để thực hiện công chứng di chúc.
*Cơ quan, tổ chức công chứng di chúc: Văn phòng/phòng công chứng.
*Thời hạn công chứng di chúc:
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
*Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/trường hợp.
Ngoài ra, phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp; Phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
Trên đây là thủ tục công chứng di chúc.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Có được công chứng di chúc tại nhà không?
Bạn Linh ở địa chỉ mail phlinh***@gmail.com hỏi: Chào Luật sư, em có câu hỏi như sau: có được công chứng di chúc tại nhà không ạ?
Trả lời:
Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
“1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng”.
Theo quy định này, về nguyên tắc, công chứng di chúc phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Tuy nhiên, di chúc có thể được công chứng tại nhà trong các trường hợp sau:
- Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
- Có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Có bắt buộc phải công chứng di chúc tại nơi có bất động sản không?
Tôi có người quen có đang sinh sống tại Thanh Hóa, tuy nhiên người này còn căn nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Người này muốn để lại căn nhà này cho người con trai thứ 3 sau khi ông chết để có thể thờ cúng sau này. Do các đưa con khác đã có việc làm và nơi ở ổn định nên ông không đề cập tới. Cho tôi hỏi là di chúc này có bắt buộc phải công chứng tại tỉnh Thừa Thiên Huế không? Xin được tư vấn.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự 2015 về di chúc có công chứng hoặc chứng thực thì: "Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc."
Hiện nay không có quy định nào bắt buộc di chúc phải công chứng, di chúc có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như bằng miệng, bằng văn bản. Bằng văn bản có thể công chứng, chứng thực hoặc không công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực khi đáp ứng đủ điều kiện.
Nhưng nếu bạn muốn di chúc có tính pháp lý cao nhất thì bạn nên lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND xã, phường hoặc mang di chúc đó đi công chứng, chứng thực.
Theo quy định tại Điều 42 Luật công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản thì:
"Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản."
Như vậy, không bắt buộc phải công chứng di chúc tại nơi có bất động sản. Do đó, khi lập di chúc bạn có thể thực hiện việc công chứng di chúc tại tỉnh Thanh Hóa mà không nhất thiết phải về Thừa Thiên Huế.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?