Đang nghỉ thai sản có thể xin đi làm sớm không? Hết thời gian nghỉ thai sản có được nghỉ thêm nữa không?
Hết thời gian nghỉ thai sản có được nghỉ thêm nữa không?
Mình muốn hỏi, NLĐ bên công ty mình hết kì thai sản nhưng bạn đó muốn nghỉ tiếp ra tết mới đi làm tháng 2/2022 thì có được không? Nếu được phía công ty phải làm thủ tục gì?
Trả lời: Theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, hiện nay pháp luật không giới hạn số ngày nghỉ không lương. Do đó, nếu NLĐ và công ty có thể tự thỏa thuận đề vấn đề này. Trường hợp nếu công ty đồng ý cho NLĐ nghỉ không lương tới tháng 2/2022 thì có thể làm thủ tục báo giảm lao động.
Có bắt buộc gia hạn HĐLĐ với NLĐ nữ đang nghỉ thai sản không?
Trường hợp NLĐ ký kết hợp đồng lao động có thời hạn là lao động nữ. Hiện đang lao động đó đang trong thời gian nghỉ thai sản thì mà hợp đồng lao động đó hết hạn thì doanh nghiệp có bắt buộc phải gia hạn HĐLĐ đối với LĐ đó không? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
=> Như vậy, trường hợp NLĐ nữ khi sinh con, nuôi con nuôi sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên.
Tại Khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động 2019, có quy định:
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì luật không có quy định bắt buộc bên phía công ty phải gia hạn hợp đồng lao động khi NLĐ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vậy nên việc lao động nữ đang nghỉ thai sản mà trong thời gian này HĐLĐ của NLĐ này hết hạn thì công ty có quyền gia hạn hoặc không gia hạn hđlđ.
Đang nghỉ thai sản có thể xin đi làm sớm không?
Tôi tên Liên, tôi muốn hỏi là mình đang nghỉ thai sản có thể đi làm sớm hơn không? Tôi đã nghĩ thai sản được 03 tháng và cảm thấy có thể đi làm lại. xin giúp tôi giải đáp thắc mắc này.
Trả lời: Căn cứ Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Nghỉ thai sản như sau:
- Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
- Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì bạn chỉ có thể đi làm khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng và phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối chiếu với trường hợp của bạn hiện nay thì bạn mới nghỉ thai sản được 03 tháng nên cần nghỉ thêm 01 tháng nữa trước khi muốn trở lại làm việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
- Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng là gì? Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trong cơ quan của Đảng là bao lâu?
- Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?