Đối với công ty TNHH một thành viên có thể tách ra thành một công ty TNHH hai thành viên hay không?
Đối với công ty TNHH một thành viên có thể tách ra thành một công ty TNHH hai thành viên không?
Công ty TNHH một thành viên có thể tách ra để thành lập công ty hai thành viên không vậy? Hay chỉ được tách ra công ty một thành viên?
Trả lời: Khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về tách công ty như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Ở đây một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ,... hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì công ty bị tách hay công ty được tách đều không phân biệt là công ty một thành viên hay hai thành viên trở lên. Cho nên công ty TNHH một thành viên hoàn toàn có thể tách ra một công ty TNHH hai thành viên mới.
Thành lập công ty TNHH một thành viên không bắt buộc phải là 01 cá nhân
Tôi muốn hỏi quy định về doanh nghiệp, liệu tổ chức có thể đứng ra thành lập công ty một thành viên không? Hay bắt buộc là một cá nhân đứng ra thành lập?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Như vậy, pháp luật về doanh nghiệp quy định không nhất thiết phải là 01 cá nhân đứng ra thành lập công ty TNHH một thành viên mà có thể là 01 tổ chức cũng được quyền thành lập.
Công ty TNHH MTV có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước thì mới phải thành lập Ban Kiếm soát?
Chỉ công ty TNHH MTV có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước thì mới phải thành lập Ban Kiếm soát có đúng không?
Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, theo đó:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định thì đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 này thì phải thành lập Ban kiểm soát, những trường hợp khác do công ty quyết định (không mang tính bắt buộc). Ngoài ra đối với công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 này thì không phải lập Ban kiểm soát.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?