Trường hợp mà hết thời hiệu khởi kiện hủy GCNQSDĐ thì làm thế nào để hủy Giấy chứng nhận này?
Trường hợp hết thời hiệu khởi kiện hủy GCNQSDĐ thì làm thế nào để hủy Giấy chứng nhận này?
Bố mẹ tôi để lại thừa kế cho 2 anh em tôi 1 mảnh đất (không có di chúc), sau đó anh tôi tự ý đi sang tên và được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho anh tôi ngày 10/02/2017. Tháng trước tôi có làm đơn lên tòa thì họ nói đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu hủy quyết định hành chính (Giấy chứng nhận QSDĐ). Giờ tôi phải làm thế nào để hủy GCNQSDĐ? Mong được giải quyết.
Trả lời:
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định: Thời hiệu khởi kiện 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Như vậy, yêu cầu hủy Giấy chứng nhận QSDĐ của bạn đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Mặt khác theo Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản.
Như vậy, bạn có thể khởi kiện vụ án này theo thủ tục tố tụng dân sự "yêu cầu chia di sản thừa kế".
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
Vậy nên, khi có cơ sở thì Hội đồng thẩm phán giải quyết vụ án của bạn sẽ có thẩm quyền hủy GCNQSDĐ đã được cấp cho anh bạn.
Đã bổ sung nội dung đơn khởi kiện hành chính nhưng không nộp chứng cứ có bị trả lại đơn không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật Tố tụng hành chính 2015 thì trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Vậy trường hợp đương sự đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nhưng không nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm thì Tòa án có trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì:
“Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì:
Thẩm phán chỉ được trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau gồm:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
d)Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
h) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính thì không có quy định về trường hợp trả lại đơn khởi kiện nếu người khởi kiện không gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Đối với trường hợp người khởi kiện không nộp hoặc nộp không đầy đủ kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật Tố tụng hành chính. Thẩm phán không được căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính để trả lại đơn khởi kiện. Bởi vì, điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính quy định về trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện, nếu: “Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này”.
Trường hợp người khởi kiện không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm kèm theo đơn khởi kiện, thì Tòa án vẫn phải xem xét, thụ lý vụ án theo quy định.
Trong quá trình tố tụng, trên cơ sở yêu cầu của người khởi kiện thì Tòa án yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp không có tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm thì Tòa án bác yêu cầu khởi kiện.
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện?
Đơn khởi kiện không đủ các nội dung thì xử lý như thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cám ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 122 Luật Tố tụng hành chính 2015, Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.
Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Tóm lại: Trường hợp đơn khởi kiện không đủ các nội dung thì xử lý theo ba bước sau:
- Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung;
- Người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đúng yêu cầu thì Tòa án tiếp tục thụ lý vụ án;
- Nếu người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo cho người khởi kiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?