Năm cuối trước khi nghỉ hưu NLĐ có được rút ngắn thời giờ làm việc?

Liên quan đến quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Cho hỏi. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt? Những công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi? Năm cuối trước khi nghỉ hưu NLĐ có được rút ngắn thời giờ làm việc? Mong sớm nhận hồi đáp. 

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt?

Về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt: Cho mình hỏi: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với người làm công việc có tính chất đặc biệt theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Cảm ơn!

Trả lời, tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt, như sau:

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.

Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu NLĐ có được rút ngắn thời giờ làm việc?

Bố tôi là lao động nam đang làm việc tại doang nghiệp Kinh Thanh, năm sau là năm cuối làm việc trước khi nghỉ hưu. Vậy thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu bố tôi có được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường không? Xin được hỏi?

Trả lời. Theo Điều 148 Bộ luật lao động 2019 quy định về người lao động cao tuổi như sau:

- Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

- Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

- Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Như vậy, từ năm sau theo Bộ luật lao động 2019 đã bãi bỏ quy định về năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian mà thay vào đó Nhà nước khuyến khích sử dụng lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe của mình.

Do đó, hiện tại theo quy định mới thì không có quy định rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày đối với NLĐ cao tuổi trong năm cuối cùng về hưu. Nên bố bạn có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về vấn đề này, nếu doanh nghiệp đồng ý thì bố bạn có thể rút ngắn được thời giờ làm việc hàng ngày.

Những công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Hiện nay, những công việc nào là công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi? Nhờ cung cấp.

Trả lời. Căn cứ Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 1 Điều 68 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì những công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm:

- Các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định;

- Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;

- Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;

- Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;

- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.

Trân trọng!

Thời giờ làm việc bình thường
Hỏi đáp mới nhất về Thời giờ làm việc bình thường
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn thời gian làm việc của tài xế lái xe ô tô không? Tài xế lái xe ô tô điều khiển quá thời gian quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu người lao động làm việc 9 giờ/ngày thì bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu có vi phạm pháp luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Hỏi đáp pháp luật
Quy định thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Giải đáp thắc mắc về thời giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời giờ làm việc bình thường
Thư Viện Pháp Luật
2,466 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời giờ làm việc bình thường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào