Có bằng cao đẳng sư phạm làm giáo viên mầm non có bị tinh giản biên chế không?

Có bằng cao đẳng sự phạm làm giáo viên mầm non có bị tinh giản biên chế không? Đang mang thai có được miễn, hoãn tinh giản biên chế không? Tôi là giáo viên mầm non đã công tác được 01 năm. Tôi công tác với bằng cấp là cao đẳng sư phạm. Do đó, tôi muốn hỏi là có bằng cao đẳng sư phạm thì tôi có thuộc trường hợp bị tinh giản biên chế không? Nếu thuộc trường hợp bị tinh giản khi đang mang thai thì có được miễn, hoãn tinh giản biên chế không?

Có bằng cao đẳng sự phạm làm giáo viên mầm non có bị tinh giản biên chế không?

Căn cứ Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP như sau:

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì công chức, viên chức là giáo viên mầm non có thể bị tinh giản biên chế trong một số trường hợp được liệt kê phia trên. Tuy nhiên, đối chiếu với trường hợp của bạn có băng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và đang là giáo viên mần non. Do đó, không thuộc trường hợp không đạt chuẩn trình độ nên bạn không bị xét vào trường hợp bị tinh giản biên chế.

Đang nghỉ thai sản có được tinh giản biên chế không?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế như sau:

1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp bạn đủ điều kiện bị tinh giản biên chế nhưng mang thai thì bạn sẽ thuộc trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế.

Trân trọng!

Biên chế giáo viên
Hỏi đáp mới nhất về Biên chế giáo viên
Hỏi đáp pháp luật
Sẽ tinh giản biên chế đối với giáo viên tiếng anh cấp 2 không có bằng B2 đúng không?
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên hợp đồng có được xét biên chế?
Hỏi đáp pháp luật
Được tuyển dụng có đương nhiên trở thành giáo viên vào biên chế không?
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên được biên chế xin thôi việc hưởng chế độ nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên tập sự trong mùa dịch Covid-19 có còn được biên chế suốt đời?
Hỏi đáp pháp luật
Tự nguyện tinh giảm biên chế đối với giáo viên mầm non có được hưởng chế độ về hưu trước tuổi?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi khi tự nguyên tinh giảm biên chế của nữ giáo viên
Hỏi đáp pháp luật
Có bằng cao đẳng sư phạm làm giáo viên mầm non có bị tinh giản biên chế không?
Hỏi đáp pháp luật
Giáo viên nữ dạy trường THPT có con nhỏ không trong biên chế sẽ được giảm định mức tiết dạy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biên chế giáo viên
479 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biên chế giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên chế giáo viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào