Doanh nghiệp có trách nhiệm như thế nào trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Trách nhiệm của doanh nghiệp tái cơ cấu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Trách nhiệm của các chủ nợ tham gia tái cơ cấu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Trách nhiệm của doanh nghiệp tái cơ cấu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ Điều 11 Thông tư 05/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 01/04/2022) trách nhiệm của doanh nghiệp tái cơ cấu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
1. Chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp, tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia phương án tái cơ cấu nghiên cứu, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp trước khi xây dựng phương án tái cơ cấu.
2. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt theo quy định.
3. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam để triển khai các bước của quá trình tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất có tổng tài sản thấp hơn các khoản nợ phải trả.
4. Tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu, quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa/tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trường hợp có tổn thất xảy ra do vi phạm, không thực hiện đúng các quy định thì doanh nghiệp tái cơ cấu và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Kết thúc quá trình tái cơ cấu, doanh nghiệp phái quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, tinh giản biên chế và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt.
6. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác đối với doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , Thông tư số 32/2021/TT-BTC và Thông tư số 46/2021/TT-BTC.
Trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ Điều 12 Thông tư này trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ Việt Nam trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
1. Thỏa thuận với cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) và doanh nghiệp tái cơ cấu trước khi quyết định mua nợ từ các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu.
2. Thực hiện xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) phê duyệt, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Công ty Mua bán nợ Việt Nam và quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu.
4. Cử người đại diện phần vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam tại doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định.
Trách nhiệm của các chủ nợ tham gia tái cơ cấu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ Điều 13 Thông tư này trách nhiệm của các chủ nợ tham gia tái cơ cấu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
1. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam, cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp cấp 1 (trường hợp doanh nghiệp tái cơ cấu là doanh nghiệp cấp 2) và doanh nghiệp tái cơ cấu trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Thực hiện xử lý tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết và phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
2. Tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc đề triển khai phương án tái cơ cấu (nếu cần).
3. Cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp tái cơ cấu (nếu có) theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?