Trường hợp nào thì được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào Việt Nam?
Trường hợp nào được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào Việt Nam?
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào Việt Nam trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 cụ thể là:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào Việt Nam trong trường hợp:
- Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
- Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
- Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ được quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 Cụ thể là:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản công cụ hỗ trợ;
d) Danh sách người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản và kinh doanh công cụ hỗ trợ; hồ sơ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp; kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho bảo quản công cụ hỗ trợ;
đ) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh công cụ hỗ trợ phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định trên đây nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?