Thế nào là thuận tình ly hôn? Điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn là gì? Có bắt buộc phải hòa giải khi thuận tình ly hôn?
Như thế nào được coi là thuận tình ly hôn?
Em đang là sinh viên, hiện em đang có đôi chút thắc mắc liên quan đến luật và muốn nhờ anh chị giải đáp. Cụ thể, cho em hỏi: Như thế nào được coi là thuận tình ly hôn? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thuận tình ly hôn được quy định như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Trên đây là nội dung trả lời về thuận tình ly hôn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Có bắt buộc phải hòa giải khi thuận tình ly hôn?
Em hiện đang là sinh viên khoa luật trường đại học Huế. Học kỳ này em đang học môn Luật hôn nhân và gia đình, em có tìm hiểu nhiều tài liệu nhưng còn một vài thắc mắc em chưa nắm rõ mong anh chị có thể giải đáp giúp em. Cụ thể là khi hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải không? Em cảm ơn
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 52 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích, việc áp dụng thủ tục này hay không sẽ do sự thỏa thuận giữa hai bên vợ chồng.
Tuy nhiên, khi giải quyết thủ tục ly hôn, hòa giải là thủ tục bắt buộc tại tòa án. Điều này được quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thủ tục hòa giải ly hôn được thực hiện như sau:
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
- Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.
Về thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn, thông thường là từ 01-02 tháng. Cụ thể:
- Trong thời hạn 05 - 08 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Ban biên tập thông tin đến bạn!
Điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn là gì?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn là gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Về vấn đề này thì tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, theo quy định này thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn khi vơ chồng tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con bạn nhé.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?