Trách nhiệm thực hiện việc truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ được quy định như nào?
Trách nhiệm thực hiện việc truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ
Căn cứ vào Điều 149 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thực hiện việc truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ do các đơn vị tìm kiếm, quy tập trong nước.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ được di chuyển theo nguyện vọng của thân nhân hoặc người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Nghi thức thực hiện truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ
Tại Điều 150 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về nghi thức thực hiện truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ như sau:
- Việc tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu do chính quyền địa phương nơi an táng liệt sĩ thực hiện.
- Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu thực hiện như sau:
+ Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh liệt sĩ (nếu có) và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc...”.
+ Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của chính quyền địa phương và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
+ Linh cữu đặt chính giữa lễ đài, đầu hướng về phía bàn thờ.
+ Chính quyền địa phương đứng phía bên phải, gia đình đứng phía bên trái (theo hướng nhìn lên lễ đài) khi có các đoàn vào viếng.
- Vòng hoa viếng thực hiện như sau:
Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 vòng hoa, có băng đen chữ trắng của chính quyền địa phương và gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ.
- Lễ viếng thực hiện như sau:
+ Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
+ Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
+ Trong quá trình viếng, cử nhạc “Hồn tử sĩ’.
- Lễ truy điệu thực hiện như sau:
+ Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, chính quyền địa phương và gia đình, người thân.
+ Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu và thứ tự viếng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
+ Đại diện Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu.
+ Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang đọc lời điếu, tuyên bố phút mặc niệm và kết thúc Lễ truy điệu.
+ Trong khi tiến hành Lễ truy điệu, cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
- Lễ đưa tang thực hiện như sau:
+ Thành phần dự Lễ đưa tang như thành phần dự Lễ truy điệu.
+ Khi chuyển linh cữu lên xe tang và vào phần mộ, các thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các đoàn đại biểu và gia đình đi phía sau linh cữu.
Đội phục vụ làm nhiệm vụ di chuyển linh cữu, vòng hoa ra xe tang và vào phần mộ.
+ Xe tang do chính quyền địa phương chuẩn bị.
- Lễ hạ huyệt thực hiện như sau:
+ Sau khi linh cữu được di chuyển vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt.
+ Đội công tác làm nhiệm vụ hạ huyệt.
+ Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt, cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?