Điều kiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở bị hư hỏng nặng của người có công như nào?
Điều kiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở bị hư hỏng nặng của người có công
Tại Khoản 1 Điều 102 Nghị định 131/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về điều kiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới nhà ở bị hư hỏng nặng của người có công như sau:
Nhà ở mà hộ gia đình hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở là nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây, trừ những hộ gia đình đã được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở) với các mức độ như sau:
- Nhà ở phải phá dỡ để xây mới nhà ở.
- Nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Mức hỗ trợ hỗ trợ kinh phí cho người có công để xây dựng mới nhà ở bị hư hỏng nặng
Tại Khoản 2 Điều này quy định về mức hỗ trợ hỗ trợ kinh phí cho người có công để xây dựng mới nhà ở bị hư hỏng nặng như sau:
Mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người có công để xây dựng mới nhà ở bị hư hỏng nặng
Tại Khoản 4 Điều trên quy định về nguồn vốn thực hiện như sau:
- Ngân sách nhà nước, gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
- Vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ và đóng góp của hộ gia đình được hỗ trợ.
Yêu cầu về chất lượng nhà ở
Taij Khoản 3 Điều này quy định về yêu cầu về chất lượng nhà ở như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình, kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương để phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây dựng nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.
- Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì sau khi được hỗ trợ, nhà ở mới được xây dựng phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2; trường hợp hộ độc thân thì diện tích xây dựng nhà ở nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2. Nhà ở xây dựng mới phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), độ bền tối thiểu 20 năm.
- Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn “2 cứng” (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định tại điểm b khoản này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?