Quy định về tham gia phiên họp và kiểm sát việc hoãn phiên họp liên quan đến việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án
- Tham gia phiên họp và kiểm sát việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án; kiểm sát việc hoãn phiên họp của kiểm sát viên
- Thực hiện quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
Tham gia phiên họp và kiểm sát việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án; kiểm sát việc hoãn phiên họp của kiểm sát viên
Căn cứ Điều 12 Quy định về quy trình kiểm sát việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện ban hành kèm theo Quyết định 05/QĐ-VKSTC năm 2022 việc tham gia phiên họp và kiểm sát việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án; kiểm sát việc hoãn phiên họp của kiểm sát viên được quy định như sau:
1. Khi tham gia phiên họp, Kiểm sát viên được phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cùng cấp về thành phần Hội đồng, thời hạn mở phiên họp, trình tự, thủ tục và những vấn đề khác (nếu có).
b) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và việc tuân theo pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền từ khi lập hồ sơ đề nghị và tại phiên họp xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
c) Sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên xem biên bản phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp (nếu có).
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu kiểm sát căn cứ và thời hạn hoãn phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 12/8/2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
Thực hiện quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
Căn cứ Điều 14 Quy định này việc thực hiện quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Viện kiểm sát như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Luật Thi hành án hình sự đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án, cụ thể như sau:
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án quân sự cấp quân khu. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu là 07 ngày; của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương là 15 ngày theo quy định tại Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu phát hiện quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án cùng cấp vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật nhưng đã hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên được phân công tham mưu lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh báo cáo ngay về Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu báo cáo ngay về Viện kiểm sát quân sự trung ương (Phòng 4) để kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo thẩm quyền, đồng thời, báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 8).
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định xem xét lại quyết định giảm thời hạn chấp hành phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương khi có căn cứ quy định tại Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời gian kháng nghị như sau:
a) Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, người không được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là không quá 01 năm kể từ ngày quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có hiệu lực pháp luật.
b) Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng có lợi cho người được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, người không được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được tiến hành bất cứ lúc nào kể từ ngày quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có hiệu lực pháp luật.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm đối với quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án khi có căn cứ quy định tại Điều 398 Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời hạn kháng nghị như sau:
a) Thời hạn kháng nghị tái thẩm theo hướng không có lợi cho người được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, người không được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là không quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
b) Thời hạn kháng nghị tái thẩm theo hướng có lợi cho người được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì không hạn chế về thời gian kể từ ngày quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có hiệu lực pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?