Việc họp lãnh đạo Bộ và họp giao ban cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định thế nào?
1. Quy định về việc họp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo (Ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022) quy định về việc họp lãnh đạo Bộ như sau:
1. Lãnh đạo Bộ họp theo triệu tập của Bộ trưởng. Thành phần họp lãnh đạo Bộ gồm Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Các thành phần khác có liên quan đến nội dung cuộc họp có thể được mời tham dự theo yêu cầu của Bộ trưởng.
2. Bộ trưởng chủ trì các cuộc họp lãnh đạo Bộ. Nội dung chính của cuộc họp lãnh đạo Bộ gồm: triển khai một số chủ trương, chỉ đạo của Bộ trưởng, kiểm điểm về kết quả, tiến độ triển khai công việc, thảo luận các vấn đề quan trọng của Bộ theo quy định tại Điều 3 của Quy chế; các vấn đề Thứ trưởng cần xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc các vấn đề mà Bộ trưởng xét thấy cần thiết lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo Bộ trước khi quyết định.
3. Chánh Văn phòng, người đứng đầu các đơn vị được mời họp có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu phục vụ họp lãnh đạo Bộ. Trong trường hợp nội dung cuộc họp bàn về văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và những vấn đề quan trọng khác thì dự thảo văn bản và các tài liệu liên quan phải được gửi cho những người tham dự chậm nhất là ba (03) ngày trước ngày họp, trừ trường hợp đột xuất.
4. Trường hợp Bộ trưởng yêu cầu thông báo nội dung kết luận tại cuộc họp, Chánh Văn phòng có trách nhiệm ban hành thông báo kết luận của Bộ trưởng tại cuộc họp lãnh đạo Bộ gửi các đơn vị có liên quan chậm nhất hai (02) ngày sau ngày họp.
2. Quy định về việc họp giao ban cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngoài ra tại Điều 19 Quy chế này cũng quy định về việc họp giao ban cơ quan Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
1. Họp giao ban cơ quan Bộ nhằm bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thường xuyên, chặt chẽ của Bộ trưởng; điều phối hoạt động của các đơn vị, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề để công việc được thực hiện có chất lượng và đúng tiến độ.
2. Thành phần họp: Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Bộ (các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng), Ban quản lý các dự án, Báo Giáo dục và Thời đại đối với giao ban tháng và đại diện lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ khác, các chương trình, dự án, Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực đối với giao ban quý; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ; Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng; các thành phần khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.
3. Thời gian họp: Tổ chức vào tuần cuối tháng đối với giao ban tháng, tuần cuối quý đối với giao ban quý.
4. Nội dung: Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng, quý và xác định nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý tiếp theo và những nội dung khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?