Chồng có thể tự ý vay vốn đối với nhà ở duy nhất của vợ chồng không?
Chồng có thể tự ý vay vốn đối với nhà ở duy nhất của vợ chồng không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Bên cạnh đó tại Điều 20 Luật này cũng quy định về việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng:
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Ngoài ra, giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng cũng được quy định tại Điều 31 Luật này cũng quy định như sau:
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì anh không thể tự ý thế chấp vay căn nhà mặc dù đây là tài sản riêng. Vì đây là nơi cư trú duy nhất của vợ chồng anh. Về nghĩa vụ vợ chồng anh cần thông báo cho vợ và cùng nhau thỏa thuận về việc cư trú trước khi thế chấp trừ khi anh có thể bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng anh.
Tài sản có sau thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung?
Căn cứ Điều 43 Luật này cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, đối với tài sản được thừa kế, được tặng cho riêng hoặc tài sản hình thành từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì mặc dù được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân nhưng đây vẫn được xem là tài sản riêng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?