Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải tham gia bảo hiểm xã hội? Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là bao nhiêu?
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải tham gia bảo hiểm xã hội?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội không? Mong sớm nhận phản hồi ạ.
Trả lời:
Theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc, trong đó có:
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Và tại Khoản 24 Điều 2 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, theo quy định trên nếu chủ doanh nghiệp tư nhân có hưởng lương hàng tháng từ quỹ lương của công ty thì sẽ thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn nếu chủ doanh nghiệp tư nhân không hưởng lương thì sẽ không thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa là bao nhiêu?
Mình muốn biết mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, do đó mức đóng tối đa là 29.800.000 đồng/tháng.
3. Mức đóng tối đa bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tôi được biết ngoài bảo hiểm xã hội bắt buộc thì còn có chế độ khác là bảo hiểm xã hội tự nguyện, tôi muốn biết mức đóng tối đa BHXH tự nguyện hiện nay là bao nhiêu? Xin được hỗ trợ.
Trả lời:
Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Và tại Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, công thức tính như sau: Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ 1/1/2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng.
Hiện nay, tiền lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là 29.800.000 đồng/tháng. Lưu ý, mức đóng thấp nhất là 330.000 đồng/tháng (22% * 1.500.000 đồng).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?