Có được thế chấp đất nhưng không thế chấp nhà trên đất?
Thế chấp đất nhưng không thế chấp nhà có được không?
Căn cứ Điều 318 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về tài sản thế chấp như sau:
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Theo đó, bạn có quyền thỏa thuận với bên nhận thế chấp về việc có thể thế chấp đất mà không thế chấp nhà.
Xử lý tài sản thế chấp khi thể chấp nhà nhưng không thế chấp đất như thế nào?
Căn cứ Điều 325 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất như sau:
1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, trừ khi có thỏa thuận khác khi xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất mà không thế chấp nhà trên đất thì nhà này cũng bị xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?
- Tiêu chuẩn học sinh xuất sắc cấp 3 Chương trình mới năm 2025?
- Các bước đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công 2025 chi tiết?
- Cách gói bánh chưng dịp tết Nguyên đán? Các hoạt động văn hóa tinh thần cho đoàn viên công đoàn tại TP.HCM dịp tết Ất Tỵ 2025?
- Lỗi bấm còi, rú ga xe máy liên tục 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?