Bác sĩ nước ngoài không rành tiếng Việt có xin cấp chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam được không?
Bác sĩ nước ngoài không rành tiếng Việt có xin cấp chứng chỉ hành nghề ở Việt Nam được không?
Căn cứ Điều 19 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
- Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.
- Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.
- Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, tại Điều 23 Luật này quy định về việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
- Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biết tiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịch sang tiếng Việt.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam được xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Người phiên dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập, thì ngoài những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề như đối với người Việt Nam thì người nước ngoài còn phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp; có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận và ngôn ngữ nếu không rành (không thành thạo) thì bắt buộc phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
Hồ sơ để nghị cấp chứng nghỉ hành nghề đối với người nước ngoài
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bảo sao văn bằng chuyên môn;
- Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
- Văn bản xác nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này;
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
Theo đó, khi có đủ các điều kiện để cấp giấy phép hành nghề bạn cần chuẩn bị giấy tờ được quy định như trên để tiến hành xin cấp giấy phép hành nghề.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hợp đồng mua buôn điện mẫu áp dụng từ ngày 30/12/2024?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?