-
Bất động sản
-
Dịch vụ tư vấn bất động sản
-
Nhà ở
-
Kinh doanh bất động sản
-
Quyền sử dụng đất
-
Sàn giao dịch bất động sản
-
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
-
Môi giới bất động sản
-
Phân loại đất
-
Hệ số điều chỉnh giá đất
-
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
-
Quản lý nhà nước về đất đai
-
Quy hoạch khu ở
-
Tặng cho bất động sản
-
Bất động sản hình thành trong tương lai
-
Dịch vụ quản lý bất động sản
Lấy ý kiến và thẩm định hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thế nào?
Lấy ý kiến và thẩm định hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
Theo Điều 13 Nghị định 02/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/03/2022) quy định về việc lấy ý kiến và thẩm định hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản như sau:
Cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này có trách nhiệm gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này cho các cơ quan liên quan để lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản theo quy định sau đây:
- Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thuộc diện quy định tại Điều 11 của Nghị định này thì cơ quan được giao chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan đến dự án, phần dự án chuyển nhượng của địa phương; thời gian gửi hồ sơ và có ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan đến dự án, phần dự án chuyển nhượng; thời gian gửi hồ sơ và có ý kiến thẩm định của các bộ, ngành là 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà dự án hoặc phần dự án bất động sản chuyển nhượng tại khu vực xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, hải đảo thì cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy thêm ý kiến thẩm định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
Nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản bao gồm:
+ Việc tuân thủ nguyên tắc kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, dự án bất động sản và các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 4, Điều 8, Điều 48 của Luật Kinh doanh bất động sản và quy định của Nghị định này;
+ Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quy định tại Điều 10 của Nghị định này;
+ Điều kiện của dự án hoặc phần dự án bất động sản chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Kinh doanh bất động sản; trường hợp bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng dự án là doanh nghiệp nhà nước thì phải xác định thêm điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Điều kiện của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 49 của Luật Kinh doanh bất động sản và quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
+ Quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 của Luật Kinh doanh bất động sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan (nếu có).
Trên cơ sở ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan quy định tại khoản 1 Điều này về các nội dung thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này và ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (nếu có), cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án theo quy định tại Điều 11 hoặc Điều 12 của Nghị định này.
Trân trọng!

Nguyễn Đăng Huy
- Đề xuất: Các thủ tục hành chính về đất đai có thể được thực hiện trực tuyến?
- Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm các bước nào? Nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung gì?
- Vị trí và chức năng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản không?
- Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Những cơ quan nào của Bộ Giao thông vận tải có vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
- Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?