Có được kỷ luật người lao động nước ngoài đang bị tạm giữ, tạm giam không? Cắt lương thay cho kỷ luật có được không?
Có được kỷ luật người lao động nước ngoài đang bị tạm giữ, tạm giam không?
Căn cứ Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ Điểm đ Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
Như vậy theo quy định hiên hành thì người lao động không được kỷ luật người lao động khi người lao động đang bị tạm giữ tạm giam. Do đó, bạn không thể tiến hành quy trình kỷ luật người lao động này.
Bên cạnh đó, người lao động này là người nước ngoài do đó nếu bạn vẫn thực hiện việc kỷ luật sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Có thể chuyển hình thức kỷ luật sang trừ lương cắt lương được không?
Theo Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:
- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
- Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
...
Theo quy định trên thì bạn không thể áp dụng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động nếu thực hiện bạn sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?