Làm tròn tháng lẻ đóng bảo hiểm để nhận BHXH 1 lần có được không? Suy giảm khả năng lao động có được rút BHXH 1 lần?

Em đóng BHXH được 2 năm 8 tháng. Em muốn nhận BHXH 1 lần vậy tháng lẻ đóng bảo hiểm có được làm tròn lên tính là 3 năm khi nhận không ạ?

1. Có được làm tròn tháng lẻ đóng bảo hiểm để nhận BHXH 1 lần?

Em đóng BHXH được 2 năm 8 tháng. Em muốn nhận BHXH 1 lần vậy tháng lẻ đóng bảo hiểm có được làm tròn lên tính là 3 năm khi nhận không ạ?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Và tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Như vậy, trường hợp có tháng lẻ thì được làm tròn theo quy định trên. Do đó, khi bạn có 2.8 năm đóng BHXH thì khi nhận BHXH một lần bạn được tính tròn cho 3 năm.

2. Suy giảm khả năng lao động 70% có được rút BHXH một lần ngay không?

Bố tôi không may bị tai nạn giao thông và bị suy giảm khả năng lao động đến 70% thì có được rút BHXH ngay luôn mà không phải chờ 1 năm sau khi nghỉ việc không ạ? Bố tôi mới nghỉ việc tháng trước và đóng BHXH được 10 năm ạ.

Trả lời:

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người lao động thuộc trường hợp sau đây mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Và tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn cụ thể các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:

- Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Các bệnh, tật ngoài các bệnh nêu trên mà có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Theo đó, NLĐ bị tai nạn có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát/không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân,... thì được rút BHXH 1 lần ngay mà không cần phải đợi sau 1 năm nghỉ việc.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, ba bạn bị tai nạn giao thông có mức suy giảm khả năng lao động 70% thì không được rút BHXH 1 lần ngay lập tức.

3. Nghỉ việc quá 1 năm phải đóng tiếp mới được nhận BHXH một lần đúng không?

Em đã nghỉ việc được hơn 2 năm, thời gian đóng BHXH là 10 tháng. Bây giờ em có lãnh được tiền bảo hiểm xã hội nữa không hay phải đóng thêm tiền tiếp tục mới được lãnh? Nếu bây giờ được thì em được bao nhiêu tiền ạ?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Người lao động sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Quy định này được hiểu là tối thiểu sau khi nghỉ việc 1 năm và người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nữa thì họ có quyền làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Do vậy, trường hợp chị nghỉ việc đã 2 năm và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa thì chị được nhận bảo hiểm xã hội một lần chứ không phải đóng tiếp mới được nhận.

Về mức hưởng được áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp chị đóng được 10 tháng thì được làm tròn thành 1 năm theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Thời gian đóng của chị sau năm 2014, do vậy, chị được hưởng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Thư Viện Pháp Luật
5,393 lượt xem
Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Hỏi đáp mới nhất về Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Được đóng BHXH 1 lần cho những năm còn thiếu để về hưu
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lãnh BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Nhận BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Cần giấy tờ gì để nhận trợ cấp BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục trợ cấp BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Muốn thanh toán BHXH 1 lần 02 sổ BHXH thì làm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Cách thức để nhận BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian tính BHXH 1 lần
Hỏi đáp pháp luật
Nhận BHXH 1 lần khi bị mất chứng minh và đã thay mới
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào