Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phạt thải khí nhà kính và công tác kiểm kê khí nhà kính được quy định thế nào?
Quy định về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phạt thải khí nhà kính
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP giải thích hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phạt thải khí nhà kính quy định như sau:
Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hệ thống thu thập, xử lý, quản lý, lưu trữ, cung cấp, kiểm tra thông tin và thẩm định kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo tính minh bạch, tính chính xác và có thể kiểm chứng được.
+ Đo đạc là hoạt động xác định lượng khí nhà kính giảm được của biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo phương pháp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
+ Báo cáo là hoạt động tính toán, tổng hợp và gửi kết quả đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thông tin liên quan khác theo hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
+ Thẩm định là hoạt động đánh giá báo cáo kết quả đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thông tin liên quan khác theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Công tác kiểm kê khí nhà kính
Bên cạnh đó tại Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về công tác kiểm kê khí nhà kính như sau:
1. Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính
a) Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
b) Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá;
c) Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
d) Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy;
đ) Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính, có trách nhiệm:
a) Chủ trì tổ chức hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia; xác định kỳ kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực và cấp cơ sở để bảo đảm sự thống nhất theo quy định;
b) Phổ biến các phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cấp lĩnh vực theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
c) Phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực công bố phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
d) Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
đ) Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng kiểm kê quốc gia khí nhà kính, hướng dẫn thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực, quy định trình tự thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
e) Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính; cập nhật số liệu hoạt động, kết quả kiểm kê khí nhà kính và thông tin liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
3. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực và xây dựng báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo các Mẫu số 01, 02, 03, 04, 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của kỳ báo cáo kể từ năm 2023;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý cho năm 2022, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở trước ngày 01 tháng 12 năm 2023;
c) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trong phạm vi lĩnh vực quản lý;
d) Cung cấp bổ sung số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này định kỳ hai năm một lần có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023;
b) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định;
c) Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.
5. Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực do các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện theo quy trình thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
6. Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cho năm 2024 trở đi do cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy trình thẩm định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
7. Kinh phí thực hiện kiểm kê khí nhà kính, thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?