Chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý là gì? Kiểm soát và lộ trình quản lý như thế nào?

Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn là gì? Quy định về việc các chất được kiểm soát và lộ trình quản lý thế nào? Mong được giải đáp

Các chất được làm suy giảm tầng ô dôn và gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là gì?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (gọi tắt là các chất được kiểm soát) là các chất, hợp chất được quy định tại các Phụ lục A, B, C, E và F của Nghị định thư Montreal.

Quy định các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý

Bên cạnh đó tại Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát

1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:

a) Bromochloromethane;

b) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);

c) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);

d) Halon;

đ) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);

e) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);

g) Methyl bromide;

h) Methyl chloroform.

2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;

b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;

c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;

d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.

3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HCFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HCFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HCFC được xuất khẩu. Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy đổi theo tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn là 221,2 tấn.

4. Chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.

5. Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;

b) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;

c) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;

d) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trân trọng!

Bảo vệ tầng ô-dôn
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ tầng ô-dôn
Hỏi đáp pháp luật
Chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý là gì? Kiểm soát và lộ trình quản lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
Hỏi đáp pháp luật
Năng suất lạnh danh định là gì? Việc đăng ký, báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát nhằm bảo vệ tầng ô-dôn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý các chất được kiểm soát bảo vệ tầng ô-dôn được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ tầng ô-dôn
317 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo vệ tầng ô-dôn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào