Vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện PCCC nào phạt đến 1.500.000 đồng? Biện pháp khắc phục?
- 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- 3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ Khoản 1 Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ Khoản 2 Điều này quy định về phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;
d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;
đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Ngoài ra theo Khoản 6 Nghị định này quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?