Hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ như thế nào bị phạt đến 5 triệu đồng?
- 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
- 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
- 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
- 4. Hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
Căn cứ Khoản 1 Điều 41 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không quản lý phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều này quy định về phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm yêu cầu và nội dung theo quy định của pháp luật;
- Không gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;
- Không sao gửi phương án cứu nạn, cứu hộ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Sử dụng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ chưa được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Không tổ chức thực tập lần lượt các tình huống trong phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Không bố trí người tham gia hoặc không cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Ngoài ra, hành vi vi phạm phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được quy định tại Khoản 4 Điều này như sau:
- Không xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ;
- Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;
- Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy khi được người có thẩm quyền huy động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?