Thừa kế theo pháp luật, khi nào thì em trai sẽ được hưởng? Tiền gửi ngân hàng của người mất có được thừa kế không?
Khi nào thì em trai được hưởng thừa kế theo pháp luật?
Tôi muốn hỏi: Theo quy định pháp luật về thừa kế thì thông thường những người thân trong gia đình như vợ, chồng, con cái và cha mẹ sẽ được hưởng thừa kế. Vậy nếu trường hợp anh trai không để lại di chúc thì em trai sẽ được hưởng thừa kế khi nào?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, có thể thấy nếu anh ruột không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật và nguyên tắc nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì lúc đó em trai sẽ được quyền hưởng thừa kế.
Tiền gửi ngân hàng của người mất có được thừa kế hay không?
Dạ, tôi muốn hỏi 1 trường hợp như sau: Anh trai tôi có tài khoản tiết kiệm nhưng mất đột ngột không để lại di chúc. Vậy lúc này người thân trong gia đình có được thừa kế tiền gửi ngân hàng của không?
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không có di chúc;
Tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, có thể thấy hiện nay pháp luật quy định việc phân chia di sản theo hai cách: Phân chia di sản theo di chúc; Phân chia di sản theo pháp luật. Do đó, khi người mất đột ngột không để lại di chúc thì phần tài sản của người này sẽ chia theo pháp luật, tức là số tiền trong tài khoản ngân hàng của người mất sẽ được chia đều cho các hàng thừa kế nêu trên.
Con sinh ra chết ngay thì không được nhận thừa kế từ cha?
Chị tôi và chồng đã có 2 con với nhau, khi chị tôi mang thai cháu thứ 3 thì chồng chị mất không có di chúc. Cháu thứ 3 sau đó đã mất ngay tại thời điểm sinh. Vậy cháu có được nhận tài sản từ cha đã mất không?
Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế như sau:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo đó người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì mới được xem là người thừa kế.
Cháu của chị sinh ra và mất ngay cho nên không được xem là người thừa kế cho nên sẽ không được nhận thừa kế từ người cha đã mất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?