Chồng đánh vợ, không đưa vợ đi cấp cứu bị phạt đến 20 triệu đồng
Chồng đánh vợ và không đưa vợ đi cấp cứu bị phạt đến 20 triệu có đúng không?
Căn cứ Điểm b Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp chồng đánh vợ mà không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời thì mức phạt có thể lên đến 20.000.000 đồng (trừ trường hợp nạn nhân từ chối), đồng thời phải xin lỗi công khai nếu bạn nhân có yêu cầu.
Chồng có hành vi đánh vợ mà tỉ lệ thương tật dưới 11 % có bị truy cứu hình sự không?
Căn cứ Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, mặc dù chồng đánh vợ dưới 11% tỉ lệ thương tật thì vẫn có thể bị truy cứu khi rơi vào một trong những trường hợp trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2024 của đảng viên dành cho CBCCVC?
- Lịch thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Bình Dương năm 2025?
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
- Mức lương viên chức loại A1 hiện nay là bao nhiêu?