Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản như nào?
Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản như sau:
- Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính; trong đơn ghi rõ họ tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, nơi tạm trú, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được người có thẩm quyền tạm giữ giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính.
Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.
- Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
- Khi giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ; thời hạn tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản bản.
Cùng với việc lập biên bản khi giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính, người có thẩm quyền tạm giữ phải tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe đối với phương tiện giao thông đường bộ, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt đối với phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký phương tiện) để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh. Việc tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền tạm giữ; tên tổ chức, cá nhân bị tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân bị tạm giữ; lý do, thời hạn tạm giữ. Biên bản phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm bị tạm giữ giấy chứng nhận và người có thẩm quyền tạm giữ; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản sau khi đã hoàn thành việc lập biên bản và tổ chức, cá nhân đến nhận phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao giữ, bảo quản. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tự bảo quản.
Điều kiện để tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính
Điều kiện để tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này như sau:
Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
- Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
- Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?