Khử khuẩn khoang hành khách và chế biến thực phẩm trên tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm như nào?
Căn cứ Điểm 3.2.1 Khoản 3.2 Phần 3 Mục V Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng và tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế quy định về khử khuẩn khoang hành khách và chế biến thực phẩm trên tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm như sau:
- Các khu vực thường xuyên tiếp xúc với hành khách và các bề mặt cứng khác trên tàu như tường, cửa sổ, tay nắm cửa, thanh cửa, ghế, tay vịn, mặt bàn, công tắc đèn, vòi nước, nút thang máy,... Làm sạch bề mặt môi trường bằng nước và chất tẩy rửa thông thường, đồng thời lau các chất khử khuẩn chứa clo hoạt tính với nồng độ 0,1% hoặc dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 70% nồng độ cồn) trong 30 phút hoặc hóa chất khử khuẩn theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
- Chất nôn, dịch tiết cơ thể: Nếu dính trên bề mặt cần phải được loại bỏ cẩn thận bằng khăn và xử lý an toàn ngay lập tức như chất thải lây nhiễm.
- Xử lý chất thải: thực hiện theo quy định đối với chất thải lây nhiễm.
- Phòng tắm và nhà vệ sinh trong khu vực y tế, khu vực cách ly hoặc kiểm dịch.
+ Khử khuẩn bằng cách phun hoặc lau chất khử khuẩn có chứa clo hoạt tính với nồng độ 0,1% trong ít nhất 30 phút hoặc hóa chất khử khuẩn theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
+ Các bề mặt cần được rửa lại bằng nước sạch sau 30 phút tiếp xúc với clo.
+ Nên sử dụng nhà vệ sinh chuyên dụng cho các trường hợp nghi ngờ và đã được xác nhận. Nếu không thể cung cấp nhà vệ sinh riêng cho bệnh nhân và cho người cùng khoang, nhà vệ sinh chung phải được làm sạch và khử khuẩn ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Nhà vệ sinh công cộng, bồn rửa và các thiết bị vệ sinh khác: các bề mặt tiếp xúc với tay (ví dụ như tay vịn tắm và các thiết bị vệ sinh được nhiều người sử dụng) phải được thực hiện khử khuẩn cẩn thận. Cân nhắc việc sử dụng chất khử khuẩn có chứa clo hoạt tính với nồng độ 0,1% trong 30 phút, hoặc hóa chất khử khuẩn theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
- Ghế, sofa, tấm trải tường:
+ Phải được khử khuẩn kỹ lưỡng bằng phun hoặc lau chất khử khuẩn diệt khuẩn thích hợp.
+ Lưu ý thuốc tẩy clo có thể làm hỏng vải dệt. Có thể dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 70% nồng độ cồn) trong 30 phút. Sau đó để khô trong không khí dưới ánh nắng mặt trời nếu có thể.
+ Có thể sử dụng các chất khử khuẩn khác theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
+ Không nên bỏ qua các phương tiện giải trí như ghế ngồi ngoài trời.
- Thảm và đồ nội thất:
+ Nên được làm sạch bằng hơi nước và sau đó khử khuẩn. Làm sạch bằng hơi nước là một phương pháp hiệu quả để làm sạch các bề mặt mềm như thảm và rèm cửa. Tuy nhiên, vấn đề làm sạch bằng hơi nước chỉ là một phương pháp khử khuẩn, vì rất khó để đạt được nhiệt độ đủ cao trong đồ đạc mềm. Có thể là làm sạch bằng hơi nước có kết hợp với biện pháp khác.
+ Có thể dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 70% nồng độ cồn) trong 30 phút.
+ Có thể sử dụng các chất khử khuẩn khác theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
- Đồ giặt từ các phòng ngủ của các trường hợp bệnh, nghi ngờ và những người tiếp xúc phải được xử lý như chất có thể lây nhiễm, phù hợp với kế hoạch quản lý ổ dịch được cung cấp trên tàu đối với các bệnh truyền nhiễm khác.
+ Tất cả những người tiếp xúc với đồ vải bẩn của trường hợp mắc, nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải mặc trang phục phòng hộ, bao gồm găng tay nặng, khẩu trang, kính bảo vệ mắt (tấm che mặt/ kính bảo hộ), áo choàng dài tay, tạp dề (nếu áo choàng không chống được chất lỏng), ủng hoặc giày kín trước khi chạm vào bất kỳ đồ vải nào bị bẩn.
+ Bất kỳ vật nào ở trên khăn trải giường đều phải được loại bỏ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
+ Đồ giặt nên được vận chuyển đến khu vực giặt là trong các xe đẩy riêng trong các túi kín như đối với với rác thải lây nhiễm.
+ Đồ giặt bị bẩn được giặt và xử lý riêng biệt với các đồ khác, không được tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào trong khu vực giặt là.
- Các dụng cụ phục vụ ăn uống từ các khoang của các trường hợp nghi ngờ và người tiếp xúc phải được xử lý là có khả năng lây nhiễm, phù hợp với kế hoạch quản lý ổ dịch được cung cấp trên tàu đối với các bệnh truyền nhiễm khác. Nếu bát đĩa và dao kéo không được sử dụng, thì sau khi hoàn thành bữa ăn, khay phục vụ, bát đĩa và dao kéo nên được vận chuyển đến khu vực rửa bát trong một túi, sau đó rửa sạch và khử khuẩn ở nhiệt độ 77°C trở lên trong ít nhất 30 giây và sau đó được làm khô trong không khí.
- Khu vực chuẩn bị thực phẩm: nếu có ổ dịch trên tàu, tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực chế biến thực phẩm phun dung dịch có chứa clo hoạt tính với nồng độ 0,1% với thời gian tiếp xúc tối thiểu 30 phút hoặc hóa chất khử khuẩn theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất, sau đó lau lại bằng nước sạch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?