Một người có 2 thẻ BHYT thì hưởng BHYT như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, có quy định:
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiện nay, mức hưởng BHYT với các đối tượng được ghi nhận tại Điều này như sau:
Khám chữa bệnh đúng tuyến:
- 100% chi phí khám chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…
- 95% chi phí khám chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám chữa bệnh: Đối tượng khác.
Khám chữa bệnh trái tuyến:
Được thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến với tỷ lệ:
- Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
- Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
- Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu đi khám chữa bệnh mà người đó có nhiều thẻ BHYT đều đang có giá trị thì được hưởng bhyt theo đối tượng có mức hưởng cao nhất.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?