Tàng trữ, vận chuyển pháo nổ có bắt buộc phải trưng cầu giám định hay không?
Căn cứ Điểm a Khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:
Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- ...
- Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.
Căn cứ thêm, Khoản 5 Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp phải trưng cầu giám định như sau:
Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
Tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Như vậy, theo quy định trên và trường hợp mà bạn đề cập thì pháp nổ được xem là vật liệu nổ và vật liệu nổ thì bắt buộc phải trưng cầu giám định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?