Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản có vi phạm pháp luật hay không?

Tôi có phá một khoảng rừng ngập mặn để nuôi tôm, tôi xin hỏi theo pháp luật hiện nay thì phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm). Vậy có bị xử lý hình sự không? Mong sớm được giải đáp.

Căn cứ Khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội hủy hoại rừng như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, theo quy định như trên tùy vào mức độ thiệt hại và khu rừng ngập mặn bạn phá thuộc công dụng như thế nào. Hành vi của bạn có thể bị xử lý hình sự với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, nếu hành vi phá rừng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bạn vẫn có thể bị xử phạt hành chính.

Trân trọng!

Tội xâm phạm về môi trường
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm về môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trồng được
Hỏi đáp pháp luật
Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản có vi phạm pháp luật hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Khai thác cát trái phép có bị xử lý hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Thuê người chặt cây rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp có phạm tội gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Phá rừng chặn lửa cháy rừng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
Hỏi đáp pháp luật
Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Hỏi đáp pháp luật
Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tội hủy hoại rừng theo Bộ luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm về môi trường
438 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm về môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm về môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào